Chú thích Lê_Quang_Định

  1. Theo các sách ở mục tham khảo, riêng Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển (Tập I) của G.S Trịnh Vân Thanh ghi 1760 (tr. 666).
  2. Gọi là nhóm Sơn Hội, vì tên các hội viên đều có chữ Sơn, như Chỉ Sơn Trịnh Hoài Đức, Nhữ Sơn Ngô Nhân Tịnh, Kỳ Sơn Diệp Minh Phụng, Hối Sơn Hoàng Ngọc Uẩn v.v...Để hoạt động tích cực hơn nữa về mặt văn hóa, các hội viên trong nhóm Sơn Hội mở thêm thi xã Bình Dương (ghi theo Huỳnh Minh, Gia Định xưa (tr. 312). Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh phần Lịch sử (tr. 193) cho biết thi xã Bình Dương và Sơn Hội chỉ là một). Việc xuất hiện của Sơn hội và Bình Dương thi xã, cho thấy đầu những năm 80 của thế kỷ 18, lực lượng tri thức ở Gia Định bắt đầu có những sinh hoạt văn hóa-xã hội độc lập. Văn học Hán-Nôm ở Gia Định chính thức ra đời từ đó.
  3. Theo Huỳnh Minh: Năm 1813, ông cáo bệnh về quê và mất sau đó ít lâu (Gia Định xưa, tr. 115-117).
  4. Ở Thư viện Viện Sử học (Hà Nội) còn lưu giữ bản chép tay, mỗi quyển chép làm 1 tập. Ký hiệu: HV.528. Năm 2005, Nhà xuất bản Thuận Hóa và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây đã xuất bản. Sách do Phan Đăng dịch, giới thiệu & chú giải, dày 1.850 trang, khổ 19 cm x 27 cm.
  5. Ngô Thì Vị, còn được gọi là Ngô Thì Hương (1774-1821), là nhà thơ và là con út của Ngô Thì Sĩ.
  6. Theo Hỏi đáp lịch sử Việt Nam (Tập 3), Trần Nam Tiến chủ biên, Nhà xuất bản Trẻ, 2007, tr. 303.
  7. Chép theo Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (tập 3), tr.581